VÕ ĐƯỜNG THANH PHONG
20 Phố Gầm Cầu - P.Đồng Xuân - Q.Hoàn Kiếm - TP Hà Nội.
Điện thoại:  0866097068 - 0903217434

 

Võ đường Thanh Phong (1985-2023) là võ đường đi đầu trong phong trào dạy võ cổ truyền và biểu diễn lân rồng, võ thuật trên địa bàn thủ đô. Võ đường đã và đang duy trì, phát triển phong trào tập luyện võ thuật và lân-rồng với hàng vạn môn sinh (50 điểm tập tại các quận, huyện, xã, phường, công viên, nhà trường ... tại Hà Nội), đối tượng theo học là các em học sinh từ mầm non đến đại học, người cao tuổi, người nước ngoài và các chương trình dạy võ trên kênh VTV3, VTV4 đài truyền hình Việt Nam. Trên 30 năm xây dựng và phát triển, võ đường Thanh Phong với đội ngũ HLV giầu kinh nghiệm đã đào tạo được nhiều VĐV tham gia đội tuyển quốc gia Việt Nam, giành được 18 HCV, 14 HCB, và 13 HCĐ tại nhiều giải đấu, 03 chức vô định Pencak Silat Hà Nội từ 1991 đến 1994. Võ sư Hoàng Thanh Phong là HLV trưởng đội tuyển Pencak Silat Việt Nam tại SEA Games 18 giành 3 HCB, 4 HCĐ. Với những thành tích đạt được, năm 1995 võ sư Hoàng Thanh Phong được tặng bằng khen của Uỷ ban Thể dục thể thao; Năm 2008, Hiệp hội CLB Unesco Việt Nam tặng bằng khen; Tháng 10/2014 được nhận bằng khen của Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam; Tháng 8/2015 nhận giấy khen của Giám đốc Học viện an ninh nhân dân; Tháng 9/2015, nhận bằng khen của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội; Tháng 1/2017, nhận giấy khen của Giám đốc công an thành phố Hà Nội và Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao; Tháng 4/2017, nhận giấy khen của Hiệu trưởng trường Trung cấp cảnh sát nhân dân VI; Tháng 12/2017, nhận bằng khen của Ủy ban Olympic Việt Nam. Tháng 3/2019 nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Click để xem chi tiết

Chuyện về Bác Hồ tập thể dục

Cách đây 70 năm, ngày 27-3-1946, Bác Hồ viết bài báo “Sức khỏe và thể dục”, kêu gọi toàn dân hăng hái tập thể dục, nâng cao sức khỏe để công việc tốt hơn. Sinh thời, Người luôn quan tâm việc tập thể dục, rèn luyện thân thể và cho rằng, muốn làm một việc gì cũng cần phải có sức khỏe; muốn có sức khỏe thì phải rèn luyện, phải tập thể dục. “Dân cường thì quốc thịnh” - Người nói.

Bác Hồ tập võ

 

 


Trong bài “Sức khỏe và Thể dục”, Người chỉ rõ: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công”; “Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục”; “Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập”. Đối với Bác, bất cứ lúc nào và ở đâu, khi có điều kiện là tranh thủ thời gian tập, rèn luyện sức khỏe, như: tập dưỡng sinh, điền kinh, võ thuật, quyền, bóng chuyền, bơi lội, cờ tướng…, trong đó điền kinh là môn được Bác thực hiện nhiều nhất. 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Người đã quét tuyết, phụ bếp, làm bánh và đủ mọi việc, không nề hà. Thời gian hoạt động ở Trung Quốc, khi bị bắt tại Trùng Khánh và giải đi trong nhiều ngày, vừa ra tù, Người liền tập leo núi để lấy lại sức khỏe và thể hiện tinh thần thư thái, ung dung qua những vần thơ: Bồi hồi dạo bước Tây Phong lĩnh/Trông lại trời Nam, nhớ bạn xưa… Sau bao năm bôn ba khắp năm châu, bốn biển, ngày 28-1-1941, Bác Hồ về đến Pác Bó (Cao Bằng). Một trong những việc được Bác quan tâm đầu tiên là đắp một nền đất để tập thể dục buổi sáng. Đồng chí Phùng Thế Tài kể lại, năm 1941, tại Cao Bằng, một lần hai thầy trò đi công tác và gặp lũ lớn, suối trở thành sông, ông ngỏ ý dìu Bác qua dòng nước xoáy, nhưng Bác kiên quyết không chịu và nói: “Tôi bơi được, phải biết tự lực chứ”, rồi nhảy xuống nước. Hôm ấy, nước mạnh kéo Bác đi một đoạn, khiến đồng chí Tài phải lao theo hỗ trợ. Khi hai thầy trò nghỉ bên bờ suối, Bác cười hóm hỉnh nói: “Chú hơi nóng khi trách Bác đấy!”. Khi ở chiến khu, chiều chiều sau giờ làm việc, Bác đi trồng rau, hoặc đánh bóng chuyền cùng anh em ở cơ quan. Hôm nào có Bác tham gia là sân bóng sôi nổi, vui hẳn lên.

Bác Hồ tập võ ở chiến khu Việt Bắc


Khi về ở và làm việc tại Phủ Chủ tịch, Bác vẫn giữ nếp tập thể dục đều đặn, tập buổi sáng và bách bộ vào buổi chiều trong Phủ Chủ tịch. Năm 1958, sang thăm Cộng hòa Ấn Độ, Bác vẫn leo 379 bậc cầu thang khi đến thăm tháp Cu-táp-mi-na cao 73 m, vẫy hoa chào các bạn Ấn Độ và ngắm nhìn Thủ đô Niu Đê-li. Tết Mậu Thân năm 1968, Bác đề nghị Bộ Chính trị được đi thăm, động viên đồng bào và chiến sĩ miền nam và lên kế hoạch tập luyện để chuẩn bị cho chuyến đi. Mỗi ngày, Bác đi bộ từ 5 km đến 10 km, có hôm tăng lên 20 km. Bác còn tập đeo ba-lô nặng 25 kg… Bác Hồ chính là tấm gương rèn luyện thân thể, để mỗi người trong chúng ta học tập và làm theo.

Nguyễn Văn Công
Giám đốc Khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch

Bản quyền bởi Võ đường Thanh Phong. Trụ sở chính: 20 Phố Gầm Cầu - P.Đồng Xuân - Q.Hoàn Kiếm - TP Hà Nội. ĐT:  0866097068 - 0903217434
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VÀ KỸ NĂNG THANH PHONG M.A.R.T.I.A.L
Mã số doanh nghiệp: 0108003535